Trường THPT Thanh Nưa

http://thptthanhnua.dienbien.edu.vn


KỸ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ

Atlat

Atlat

KỸ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2018
1. Giới thiệu về Atlat Địa lí Việt Nam:
 
         Atlat Địa lí Việt Nam là một tập bản đồ được sắp xếp theo thứ tự: Địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế, địa lí các vùng kinh tế ở Việt Nam được cấu trúc sắp xếp như cuốn sách giáo khoa Địa lí 12.
          Các kí hiệu về từng đối tượng Địa lí được thống nhất chung cho tất cả các bản đồ và được thể hiện ở ngay trang đầu của Atlat. Một số kí hiệu không thống nhất được (các loại đá, kí hiệu trong các biểu đồ cụ thể…) hoặc kí hiệu có thể sắp xếp được vào các trang thì thể hiện ở từng trang bản đồ.
Slide1
Nội dung của các bản đồ thường khá chi tiết và có sự kết hợp chặt chẽ giữa bản đồ và biểu đồ nhằm giúp cho người sử dụng thông qua đọc bản đồ nắm được tình hình phát triển, sự phân bố của các đối tượng địa lí.
Bởi vậy muốn sử dụng được Atlat trong học tập, ngoài các kỹ năng xác định vị trí, tìm đặc điểm của các đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu, màu sắc, người học cần phải biết cách nhận xét, phân tích các loại biểu đồ, đo tính biểu đồ dựa vào tỉ lệ…
Tham khảo từ cấu trúc đề thi minh họa và đề thi chính thức THPT QUỐC GIA 2017, cấu trúc phần kĩ năng Át lát Địa lí Việt Nam trong đề là có 5 câu trắc nghiệm = 1,25 điểm. Ngoài ra một số câu lý thuyết có thể sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam để trả lời.
Có thể thấy, trong quá trình học và ôn tập Địa lí 12, Atlat có vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp cho người học cụ thể hóa về mặt không gian sự phân bố của các sự vật, hiện tượng tự nhiên, dân cư, kinh tế trên đất nước ta; đồng thời biết được cơ cấu, tình hình phát triển của dân cư, các ngành kinh tế của Việt . Vì vậy, trong quá trình dạy, học và ôn tập Địa lí Việt Nam, thầy cô và học sinh thường xuyên sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trên cơ sở đó mà có được sự hiểu biết sâu sắc, cụ thể về địa lí Tổ quốc, phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ, lòng say mê nghiên cứu địa lí và tình yêu quê hương đất nước…
2. Hướng dẫn cách sử dụng
Ngoài các kỹ năng về sử dụng bản đồ nói chung như đã trình bày ở phần trên, khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam người học cần hình thành và rèn luyện các kỹ năng: dựa vào tỉ lệ bản đồ để đo tính các biểu đồ (chiều cao của các cột, độ lớn của các hình bán nguyệt…) trên bản đồ để tính sản lượng của một ngành sản xuất ở một địa phương cụ thể, từ đó rút ra những nhận xét cần thiết; kĩ năng chồng xếp, đối chiếu các trang bản đồ để trình bày, mô tả tổng hợp về các đối tượng địa lí, tình hình phát triển và phân bố của các hiện tượng, sự vật địa lí.
Khi sử dụng Atlat, người học nên theo trình tự sau:
+ Bước 1: Tìm hiểu về cấu trúc của Atlat (gồm các trang, mục nào, sắp xếp ra sao).
+ Bước 2: Xem bản chú giải ở mặt sau của trang bìa 1 hoặc ô kí hiệu trong từng trang để biết các kí hiệu được thể hiện trên bản đồ và cố gắng nhớ được càng nhiều kí hiệu càng tốt. Điều đó sẽ tạo nhiều thuận lợi cho quá trình đọc Atlat sau này, tránh việc phải lật đi lật lại bản chú giải khi phân tích bản đồ.
+ Bước 3: Tùy theo yêu cầu của từng câu hỏi, bài học mà thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.
Thông thường câu hỏi trắc nghiệm gắn với Atlat có dạng chỉ định rõ sử dụng trang nào “ Căn cứ Atlat Địa lí Việt trang số…”.
Ví dụ :
Câu hỏi. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho quốc gia nào sau đây không có đường biên giới trên đất liền với Việt Nam:
A. Trung Quốc.                     
B. Lào.                
C. Thái Lan.                     
D. Cam Pu Chia
Với câu hỏi trên, HS cần:
1.Xác định chính xác trang Át lát Địa lí Việt Nam ( Át lát trang 4-5)
2. Tìm tên các quốc gia có đường biên giới trên Đất liền với Việt Nam
3. Đối chiếu đáp án chọn chính xác tên quốc gia không có đường biên giới trên đất liền với Việt Nam-> Đấy là đáp án đúng ( ĐA; C- Thái Lan).
slide1 3
Át lát trang 4-5
Bên cạnh những câu hỏi kĩ năng Át lát, các dạng câu hỏi trắc nghiệm lí thuyết cũng có thể dử dụng Át lát Địa lí Việt Nam để làm bài.
Ví dụ:
Câu 8. ( Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2017)
Cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên là
A. chè.                       B. hồ tiêu.                         C. càphê.                   D. cao su.
 
Với câu hỏi trên, HS có thể sử dụng Át lát trang 28 để trả lời:
1.Xác định vùng cần hỏi: Vùng Tây Nguyên
2. Quan sát Át lát Địa lí trang 28, về các cây CN ở Tây Nguyên, xác định đáp án chính xác:
Cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên là cây Cà phê.
slide1 4
Át lát trang28
Làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam , cũng cần chú ý đến việc phân tích các biểu đồ, số liệu…trong các trang Atlat. Đó là các thành phần bổ trợ làm rõ nội dung của đối tượng địa lí.
Như vậy, nếu người học có đầy đủ các kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat thì việc học và ôn tập địa lí sẽ thuận lợi hơn rất nhiều: nó giúp người học hình dung được tình hình phát triển và phân bố của rất nhiều sự vật và hiện tượng địa lí trên không gian lãnh thổ, giảm tính trừu tượng của nội dung học tập, hạn chế việc ghi nhớ một cách máy móc, phát triển khả năng tư duy liên hệ tổng hợp, hiểu và nắm vững kiến thức địa lí. Trên cơ sở hiểu và nắm vững kiến thức, sự thành thạo kĩ năng sử dụng Atlat, người học có nhiều khả năng đạt kết quả cao trong các kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
3. Một số ví dụ:
Câ u 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giá  p với Trung Quốc, khô ng có tỉnh nào sau đây?
A. Lạng Sơn.                B. Tuyê  n Quang.                C. Cao Bằng.                   D. Hà Giang.
Đáp án: B
 
Câ u 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Cần Thơ.
C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng. D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Đáp án: A
 
Câ u 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây khô ng thuộc Bắc Trung Bộ?
A. Vũng Áng.                     B. Nghi Sơn.                       C. Hòn La.                           D. Chu Lai.
Đáp án: A
 
Câ u 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng của Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Hạ Long, Thái Nguyên. B. Hạ Long, Điện Biên Phủ.
C. Hạ Long, Lạng Sơn. D. Thái Nguyên, Việt Trì.
Đáp án: C
Câ u 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Cần Thơ.
B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà.
C. Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Cần Thơ.
Đáp án: C
 

Nguồn tin: Lê Xuân Kim

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây