Hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về lịch sử địa phương
Trường THPT Thanh Nưa tổ chức Hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về lịch sử địa phương năm học 2017 - 2018
Thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với học sinh của trường THPT Thanh Nưa, nhóm chuyên môn Lịch sử đã xây dựng kế hoạch tìm hiểu Lịch sử địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế.
Sáng ngày 04/1/2018 hơn 100 học sinh khối 12 của trường THPT Thanh Nưa được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và sự giúp đỡ, tạo điều kiện Ban quản lý Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, các em học sinh khối 12 của trường THPT Thanh Nưa đã được đi tham quan, học tập trải nghiệm thực tế tại các khu di tích lịch sử địa phương.
Vào tham quan Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ các em rất hào hứng, say mê, tìm tòi, khám phá các mô hình, sa bàn, hình ảnh…được lưu giữ tại bảo tàng và đã được tái hiện lại qua cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng của dân tộc Việt Nam đặc biệt là “những chiến công lừng lẫy” tại chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa trên chính quê hương của các em.
Đến với di tích lịch sử đồi A1 nơi đây ghi lại chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam và đây là một là một trong những cứ điểm đã diễn ra các trận đánh oanh liệt nhất của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Điểm dừng chân của các em tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang A1. Thắp lên ngôi mộ của các anh những nén hương thơm tỏ lòng thành kính, đời đời ghi nhớ công ơn các anh đã ngã xuống vì độc lập tự do, hòa bình cho tổ quốc hôm nay.
Qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tham quan, học tập thực tế tại di tích lịch sử địa phương các em đã được viết bài thu hoạch về chuyến đi trải nghiệm thực tế, nhiều em đã viết bài cảm nhận rất sâu sắc. Qua đó góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc cùng chung tay xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ ngĩa ngày càng giàu đẹp hơn. Qua chuyến đi trải nghiệm thực tế này các em đã được hiểu thêm và tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, của địa phương mình. Góp phần khắc sâu hơn kiến thức bài học thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế, rèn cho các em học sinh năng lực giao tiếp, thực hành, hợp tác, tìm hiểu, phân tích các tư liệu lịch sử. Từ đó đưa môn học Lịch sử nói chung và Lịch sử địa phương nói riêng đến với các em học sinh trở nên gần gũi hơn và có niềm tin yêu đối với bộ môn Lịch sử trong quá trình học tập của bản thân.